CẦN LÀM GÌ KHI BỊ CHÓ CẮN?



Chó cắn là tai nạn dễ gặp phải ở bất cứ nơi đâu. Trường hợp bị chó cắn, khi chưa xác định được là chó lành hay chó dại, nạn nhân đều phải khẩn trương cách ly với chó cắn, xử lý vết thương kịp thời và theo dõi tình trạng của con chó đó.
Khi bị chó cắn, nhiều người thường có tâm lý hoảng sợ. Vì thế, có thể khiến vết cắn càng trở nên trầm trọng hơn. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là phải thật bình tĩnh để xử lý tình huống đó

1. Xử lý vết chó cắn
- Việc làm đầu tiên khi bị chó cắn là phải cách ly được con chó đó với mọi người xung quanh, nhất là với nạn nhân để tránh tình trạng con chó đó sẽ cắn lại nạn nhân và người sơ cứu. Tuy nhiên, bạn không nên quá hung hăng vì có thể khiến chó trở nên hung dữ, hãy bình tĩnh và nhốt nó lại vào cũi
- Tách rời phần quần, áo của nạn nhân ra khỏi vị trí vết cắn. Nếu vết cắn ở chân thì bạn có thể xắn quần lên hoặc dùng kéo cắt bỏ phần vải ngay vết cắn. Thao tác này sẽ giúp hạn chế nước bọt của chó còn dính trên vải quần, làm bám nhiều hơn vào vết thương
- Sơ cứu vết thương
+ Bạn nhanh chóng rửa sạch vết thương dưới vòi nước chảy mạnh bằng xà bông, cồn, nước muối loãng hoặc dung dịch sát trùng. Lưu ý không nên chà sát mạnh vào vết thương

+  Nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 -15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, đợi khi máu ngừng chảy thì băng bó vết thương. Sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để theo dõi
+ Trong trường hợp nếu vết thương sâu và bị ra nhiều máu, máu phun thành tia cần cầm máu cho nạn nhân và đưa bệnh nhân nhanh tới cơ sở y tế
- Cần tiêm ngay vacxin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:
 + Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục...
+ Con chó có biểu hiện bị dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo... cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức
+ Nếu bị chó dại cắn nên đi tiêm phòng ngay

- Không tiêm ngay mà cần theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:
+ Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương
+ Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo.
+ Sau 15 ngày, sau khi chó dại cắn, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đi tiêm phòng dại nữa
2. Cách phòng chống chó dại cắn
Chó cắn người có thể xảy ra bất ngờ không báo trước, do đó, người nuôi cần có các biện pháp chủ động để ngăn chặn những tình huống xấu có thể xảy ra
- Tuân thủ lịch tiêm phòng dại cho chó mèo đầy đủ
- Khi nuôi chó cần dùng xích hoặc cũi để nhốt lại
- Chó đi dạo hoặc ra đường cần được đeo rọ mõm.
- Không dùng thuốc nam để điều trị khi bị chó cắn.
- Không được giết chó khi cắn người, cần để chó sống để theo dõi trị bệnh cho nạn nhân
- Gặp phải trường hợp chó dữ không la hét, bỏ chạy cần bình tĩnh, vì chạy sẽ làm tăng khả năng bị chó cắn


Comments

Popular posts from this blog

NHỮNG LƯU Ý CHO BỆNH NHÂN BỊ TRĨ

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM

TIẾT LỘ CÁC MẸO CHỮA DỊ ỨNG, MẨN NGỨA TỪ NHỮNG NGUYÊN LIỆU TỰ NHIÊN