TIẾT LỘ CÁC MẸO CHỮA DỊ ỨNG, MẨN NGỨA TỪ NHỮNG NGUYÊN LIỆU TỰ NHIÊN


Bạn không cần quá lo lắng khi bị dị ứng mẩn ngứa vì đã có các mẹo chữa trị đơn giản từ những nguyên liệu tự nhiên có sẵn tại nhà. 

Dị ứng mẩn ngứa xuất phát từ nhiều nguyên nhân: có thể là do cơ thể dị ứng với một số thức ăn như tôm, cua, cá…; dị ứng thời tiết biến đổi thất thường; dị ứng do dùng thuốc kháng sinh; hay dị ứng do côn trùng cắn hoặc bản thân người bị dị ứng tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên…Bệnh này không quá nghiêm trọng nhưng nó thường xuyên xuất hiện ngứa ngáy gây khó chịu cho con người. Vì vậy, bạn cần tìm đến các loại thảo dược sau để điều trị những cơn ngứa ngáy 

1. Chữa dị ứng bằng lá kinh giới
- Lá kinh giới được biết đến có tác dụng làm mát, lưu thông khí huyết và thải độc da, ngăn ngừa dị ứng tái phát. Dùng lá kinh giới sao lên cho nóng và chườm vào vùng da bị dị ứng hoặc đem lá kinh giới đun cùng với nước cho sôi lên. Dùng nước này để xông hơi cũng có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa cực kỳ tốt

2. Chữa dị ứng bằng cây sài đất
- Sài đất có tác dụng tiêu độc, giảm ngứa, làm dịu các nốt dị ứng, chữa mụn nhọt, rôm sẩy. Đem sài đất rửa sạch, sắc lấy nước uống ngày 2 lần trong 7 ngày liên tiếp. Ngoài ra kết hợp tắm lá sài đất đun sôi để tắm sẽ khiến cho dị ứng nhanh chóng khỏi hơn

3. Chữa dị ứng bằng lá khế chua
- Lá khế là vị thuốc chữa ngứa, nổi mề đay khá quen thuộc trong đông y. Loại thảo dược này có công dụng bài trừ phong nhiệt, giải độc, làm mát da nên có khả năng chống dị ứng, cắt đứt nhanh cơn ngứa ngáy khó chịu. Lá khế đem rửa sạch, để ráo nước, vò nát và cho vào nồi nước đun sôi lên. Sau đó, bắc ra ngoài và đổ ra thau, gạn cặn bã, đợi nước ấm và tắm. Trong lúc tắm lấy phần bã khế chà vào vùng dị ứng sẽ làm tăng hiệu quả chữa bệnh

4. Chữa dị ứng bằng lá tía tô
- Lá tía tô có tác dụng làm ấm cơ thể, chữa bệnh mề đay do lạnh. Ngoài ra, nó còn bổ sung thành phần vitamin A, C, canxi, sắt, photpho giúp tăng sức đề kháng cho da. Bạn chỉ cần xay nhuyễn lá tía tô, chắt lấy nước uống vào 2 lần/ ngày, bạn sẽ thấy tình trạng dị ứng được giảm đi rõ rệt

5. Chữa dị ứng bằng cây chó đẻ
- Cây chó đẻ có tác dụng làm mát gan, giải độc gan, trị mẩn ngứa do chức năng gan bị suy giảm. Chó đẻ đem rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó đem giã nát và đắp lên vùng da bị mẩn ngứa. Thực hiện cách làm này 2-3 lần/ ngày sẽ đem lại hiệu quả tích cực

6. Chữa dị ứng bằng lá đinh lăng
- Đinh lăng có tính mát, bồi bổ khí huyết, giải độc, chống dị ứng da. Đem lá đinh lăng đã rửa sạch sắc với nước uống ngày 2 lần, các triệu chứng mẩn ngứa, dị ứng sẽ biến mất

7. Chữa trị mẩn ngứa bằng trà xanh
- Trà xanh được xem là một loại thảo dược quý có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng rất hiệu quả trong việc điều trị dị ứng, mẩn ngứa. Sử dụng trà xanh trong chữa mẩn ngứa, dị ứng bạn chỉ cần rửa sạch lá trà rồi đun với nước, sau đó lấy phần nước đã đun sôi để ấm lau lên vùng da bị tổn thương sẽ làm dịu phần da bị ngứa ngáy

8. Chữa trị mẩn ngứa bằng rau thì là
- Thì là có tác dụng chữa trị rất nhiều bệnh, trong đó tiêu biểu là chữa mẩn ngứa, dị ứng. Dùng thì là chữa bệnh này rất đơn giản, bạn chỉ cần giã nát thì là. Sau đó, đắp lên chỗ da bị mẩn ngứa. Kiên trì thực hiện trong 3 ngày bạn sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm

9. Chữa trị mẩn ngứa bằng lá rau hẹ
- Rau hẹ được ví như một vị thuốc chữa ho, đau họng hiệu quả. Không những thế, nó còn có khả năng chữa dị ứng mẩn ngứa trên da. Dùng rau hẹ chữa mẩn ngứa bằng cách lấy lá hẹ hơ trên lửa nóng rồi xoa lên chỗ mẩn ngứa, mỗi ngày làm 2 – 3 lần. Đồng thời, kết hợp dùng rau hẹ rửa sạch, thái nhỏ cho thêm một ít rượu trắng sắc lấy nước uống. Làm như vậy liên tục trong vài ngày sẽ khỏi.

Như vậy, với những chia sẻ ở trên, các bạn có thể lựa chọn cho mình những phương pháp chữa dị ứng, mẩn ngứa khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng các phương pháp này bạn cần kết hợp với việc ăn uống lành mạnh ( không ăn đồ cay nóng, nên ăn các đồ có tính mát như: uống nước rau má, nước sắn dây, chè đỗ đen…), đồng thời phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không gãi khi bị mẩn ngứa vì có thể gây chảy máu, tổn thương da…


Comments

Popular posts from this blog

NHỮNG LƯU Ý CHO BỆNH NHÂN BỊ TRĨ

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM